Những câu hỏi liên quan
nhok song ngư
Xem chi tiết
Luna_FAN_O.P
Xem chi tiết
暁冬|LIE MORIARTY|
3 tháng 1 2023 lúc 11:10

1.-Các cuộc phát kiến địa lý:

+Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi.

+Va-xcô-đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ

+Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ.

+Ma- gien-lăng đi vòng quanh trái đất.

-Nguyên Nhân:

+Xuất phát từ lòng tham vàng bạc của các vua chúa phương Tây.

+Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, nguyên liệu, vàng bạc thị trường tăng cao.

+Con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì độc chiếm.

-Hệ quả:

+ Đem lại những hiểu biết mới về Trái Đất, những con đường, vùng đất, dân tộc mới; tăng cường giao lưu văn hóa giữa các châu lục.

+ Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.

+ Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

+ Tuy nhiên, cũng nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

2.-Quá trình hình thành:

+ Cuối thế kỉ V, các quốc gia cổ địa phương Tây tan rã do người Giéc-man xâm chiếm và tiêu diệt.

+ Người Giéc-man chiếm ruộng đất hình thành giai cấp lãnh chúa phong kiến.

+ Nô lệ và nông dân không có ruộng đất phải làm việc cho lãnh chúa hình thành giai cấp nông nô.

+ Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành với 2 giai cấp đặc trưng: Lãnh chúa và nông nô

-Đặc trưng:Lãnh địa phong kiến là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập, mang tính tự cung tự cấp, đóng kín của lãnh chúa.

3.-Do hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều, một số thợ thủ công đã đưa hàng hóa của mình đến những nơi đông người qua lại để buôn bán và lập xưởng sản xuất. Từ đó họ lập ra các thị trấn, sau trở thành các thành phố lớn – thành thị trung đại xuất hiện.

->Vai trò của thành thị trung đại:

- Kinh tế: Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.

- Chính trị: Thành thị góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.

- Xã hội: Góp phần dẫn đến sự giải thể của chế độ nông nô.

- Văn hóa: Thành thị còn là các trung tâm văn hóa. Thành thị mang không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đề cho việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.

 

 

Bình luận (0)
Susi Candy น่ารัก
Xem chi tiết
Elizabeth
22 tháng 9 2016 lúc 15:19

1.  Vì giai cấp tư sản là giai cấp có nhiều tiền bạc, của cải, tư liệu sản xuất, nhân công... Nhưng họ lại bị giai cấp quý tộc phong kiến chèn ép, kìm hãm sự phát triển nên họ buộc phải đứng lên đấu tranh. Hơn nữa, trong những cuộc cách mạng tư sản, họ chính là giai cấp lãnh đạo nông dân và công dân nổi dậy lật đổ chế độ phong kiến bảo thủ, lạc hậu không có sự tối tân, hiện đại của máy móc.

2.Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy Kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần. Vì thế, giai cấp tư sản đang lên coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ. Họ đòi thay đổi và "cải cách" tổ chức Giáo hội đó. 
Những tư tưởng cải cách của Lu-thơ nhanh chóng lan rộng sang Thuỵ Sĩ, Pháp, Anh v.v... Tại Thuỵ Sĩ, một giáo phái cải cách khác ra đời, gọi là đạo Tin Lành, do Can-vanh sáng lập, được đông đảo nhân dân tin theo. Như vậy, đạo Ki-tô đã bị phân chia thành hai giáo phái: Cựu giáo là Ki-tô giáo cũ và Tân giáo là tôn giáo cải cách. Hai giáo phái này luôn mâu thuẫn, xung đột nhau. 

Người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là M. Lu-thơ (1483 - 1546), một tu sĩ ở Đức. Ông kịch liệt lên án những hành vi tham lam và đồi bại của Giáo hoàng, chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội, đòi bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền toái, đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thuỷ. Tại Thuỵ Sĩ, một giáo phái cải cách khác ra đời, gọi là đạo Tin Lành, do Can-vanh sáng lập, được đông đảo nhân dân tin theo.

4.

Phong trào Cải cách tôn giáo dã có tác động trực tiếp đến xã hội châu Âu thời bấy giờ :

- Thúc đẩy, châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân, tiêu biểu là cuộc chiến tranh nông dân ở Đức.

- Tôn giáo lúc này bị phân hoá thành hai phái: đạo Tin Lành và Ki-tô giáo.


 

Bình luận (1)
Hoàng Thành Đạt
Xem chi tiết
linh angela nguyễn
18 tháng 10 2016 lúc 16:33

1. ý nghĩa

- Góp phần thúc đẩy thương nghiệp phát triển phát triển, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản châu Âu

2. Tác động

-  Mở ra các thị trường mới, các con đường thương mại và tuyến giao lưu hàng hoá mới, đưa đến hiếu biết về các châu lục, các đại dương... và giúp người châu Âu bước vào thời kì phát triển kinh tế trọng thương.

-  Góp phần thúc đẩy sự khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến châu Âu.

-  Đưa lại hệ quả tiêu cực : chủ nghĩa thực dân, nạn buôn bán nô lệ da đen.

3. 

Cam pu chia:

-      Tộc người Khơ me (thuộc nhóm Môn c ),sống ở phía bắc Cam- pu -chia, giỏi săn bắn, đào ao, đắp hồ trữ nước,  biết khắc chữ Phạn  ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ.

-       VI  đến  VIII   lập nước Chân Lạp.

-       Thế kỷ IX  đến  XV  là thời kỳ phát triển của  vương quốc Cam pu chia (Ăng co huy hoàng):

+         Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, thủ công nghiệp  phát triển.

+      Mở rộng lãnh thổ về phía đông: tiến đánh Cham pa, trung và  hạ lưu  sông Mê nam (Thái Lan), trung lưu sông Mê Công (Lào), tiến đến bắc bán đảo Mã Lai

+         Kinh đô Ăng co với đền tháp đồ xộ như Angcovát, AngcoThom.

-       Cuối thế kỷ XIII  suy yếu, sau 5 lần bị người Thái xâm, năm 1432 người Khơ me bỏ kinh đô Ang co, lui về phía  cư trú nam Biển Hồ (Phnôm Pênh).

-       Năm 1863  bị Pháp xâm lược.

Lào:

- Từ thế kỉ XIV, các bộ tộc Lào Thowng và Lào Lùm thống nhất thành 1 nước riêng gọi là Lạng Xạng (Triệu Voi)

- Nước Triệu Voi đã đạt được sự thịnh vượng trong các thế kỉ XV-XVII

- Thế kỉ XVIII, Lạng Xạng suy yếu, bị Vương quốc Xiêm xâm chiếm

- Cuối thế kỉ XVIII, bị tực dân Pháp đô hộ

4.

- Nguyên nhân: Sự thống trị tư tưởng giáo lí của chế độ phong kiến là lực cản đối với giai cấp tư sản

5.

Lu thơ:

- Lên án những hành vi tham lam của giáo hoàng, đòi bãi bỏ những thủ tục, nghi lễ phiền toái

can Vanh

- Chịu ảnh hưởng những cải cách của Lu thơ, hình thành một giáo phái mới gọi là đạo tin lành

7. Nguyên nhân

Nhưng từ cuối thế kỉ XI, do hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều, một số thợ thủ công đã đưa hàng hoá của mình đến những nơi có đông người qua lại để bán và lập xưởng sản xuất. Từ đó họ lập ra các thị trấn, sau ưở thành các thành phố lớn, gọi là các thành thị trung đại.
Như thế, trong thành thị, cư dân chủ yếu là những thợ thủ công và thương nhân. Họ lập ra các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán. Hằng năm, họ còn tổ chức những hội chợ lớn để triển lãm, trao đổi và buôn bán sản phẩm. Do vậy, sự ra đời của thành thị trung đại có một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu.

Bình luận (2)
Phạm Minh Ngọc
Xem chi tiết
Kieu Diem
4 tháng 3 2021 lúc 21:15

Câu 2

Khí hậu bắc mĩ có sự phân hoá rất đa dạng :

- Từ bắc xuống nam ,có 3 vành đai khí hậu : hàn đới , nhiệt đới và ôn đới 

Ngoài ra vành đai bắc mĩ cũng bị quy luật đaicao điều này thể hiện rõ nhất trên dãy cooc -di-e 

- Chân đới có khí hậu cận nhiệt hay ôn đới tuyftheo từng vị trí 

- Lên cao thời tiết lạnh dần , nhiều đỉnh cao có băng tuyết vĩnh cửu 

Nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá khí hậu BM :

+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.

+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển, ảnh hưởng của các dòng biển chảy ven bờ tạo ra sự phân hoá đông - tây.

Ngoài ra sự có mặt của địa hình núi cao dẫn đến sự phân hóa khí hậu theo độ cao, tạo kiểu khí hậu núi cao.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Ngọc
Xem chi tiết
Lyly
18 tháng 11 2016 lúc 12:24

1.Xã hội phong kiến phương Đông:
- Thời kỳ hình thành: Từ thế kỷ III tr CN đến khoảng thế kỷ X, từ rất sớm.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ X đến XV, phát triển khá chậm.
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XVI đến XIX và kéo dài suốt ba thế kỉ.
- Cơ sở kinh tế: nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.
- Giai cấp cơ bản: địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thế chế chính trị: quân chủ.

Xã hội phong kiến châu Âu:
- Thời kỳ hình thành: từ thế kỉ V đến thế kỉ X, hình thành muộn, sau XH phong kiến phương Đông.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ XI đến XIV, phát triển rất phồn thịnh .
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản.
- Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa .
- Giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thế chế chính trị : Quân chủ.

2. Trong thời hậu kỳ trung đại, bộ mặt kinh tế Tây Âu có nhiều thay đổi, quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa hình thành cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật.
- Những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản.
- Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế, song chưa có địa vị về xã hội tương ứng muốn xoá bỏ chướng ngại phong kiến.
tạo câu hỏi liên quan

Bình luận (0)
Nguyễn Phan Hải Anh
Xem chi tiết

Bài làm

* Lãnh địa phong kiến:

- Là một đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.

- Mỗi lãnh chúa phong kiến đều có một lãnh địa riêng.

- Mỗi lãnh địa là một khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần:

+ Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại,… có hào sâu, tường cao bao quanh, tạo thành những pháo đài kiên cố.

+ Đất khẩu phần ở xung quanh pháo đài được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu thuế.

* Đời sống kinh tế trong lãnh địa:

- Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa cày cấy và nộp tô cho lãnh chúa.

- Nông nghiệp: Kĩ thuật sản xuất đã có những tiến bộ đáng kể: biết dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ, biết dùng cày và bừa do ngựa kéo,…

- Thủ công nghiệp: cũng chỉ hoạt động trong lãnh địa, nông nô làm các nghề phụ như dệt vải, may quần áo, làm công cụ,... lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, đồ gốm, may mặc.

- Lãnh địa là cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc, không có sự trao đổi buôn bán với bên ngoài.

* Đời sống chính trị trong lãnh địa:

- Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập.

- Các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, toà án, pháp luật riêng, chế độ thuế khoá, tiền tệ riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong đo lường riêng.

- Một số lãnh chúa lớn còn buộc nhà vua ban cho mình quyền “miễn trừ” không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa. Như vậy, nhà vua thực chất cũng là một lãnh chúa lớn.

- Trong các lãnh địa, lãnh chúa sống cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa. Họ sống sung sướng trên sự bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô.

Chú ý:

Đời sống chính trị trong các lãnh địa chính là những biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu, khác với chế độ phong kiến tập quyền ở phương Đông.

Bình luận (0)
thonghoangtrung
5 tháng 10 2018 lúc 20:57

Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở CHÂU ÂU

Trong lãnh địa , nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng những thứ do mình làm ra . Họ chỉ phải muanmuoois và sắt là 2 thuwsmaf họ không thể tự làm ra được , ngoài ra không có sự trao đổi , buôn bán với bên ngoài . Mỗi người nông nô vừa làm ruộng , vừa làm 1 ngheef thủ công nào đó 

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
23 tháng 5 2019 lúc 10:05

Phương pháp: Phân tích, nhận xét.

Cách giải:

1- Sai: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Dương chỉ là sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, chưa khoa học.

2- Đúng: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản và bốn “con rồng kinh tế đẩy mạnh cải cách dân chủ, mở cửa, hội nhập quốc tế nên đạt được sự tăng trưởng cao, vượt bậc.

3- Sai: Cách mạng tháng Hai mang tính chất dân chủ tư sản kiểu mới, Cách mạng Tân Hợi mang tính chất dân chủ tư sản kiểu cũ.

4- Đúng: Sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, tính chất xã hội Việt Nam có sự chuyển biến từ xã hội phong kiến sang xã hội thuộc địa, nửa phong kiến:

+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu được du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với phương thức bóc lột phong kiến

+ Các giai cấp cũ: địa chủ phong kiến, nông dân bị phân hoá.

+ Xuất hiện các tầng lớp, giai cấp mới: công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị, tạo điều kiện cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.

Chọn: A

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
2 tháng 12 2017 lúc 7:48

Phương pháp: Phân tích, nhận xét.

Cách giải:

1- Sai: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Dương chỉ là sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, chưa khoa học.

2- Đúng: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản và bốn “con rồng kinh tế đẩy mạnh cải cách dân chủ, mở cửa, hội nhập quốc tế nên đạt được sự tăng trưởng cao, vượt bậc.

3- Sai: Cách mạng tháng Hai mang tính chất dân chủ tư sản kiểu mới, Cách mạng Tân Hợi mang tính chất dân chủ tư sản kiểu cũ.

4- Đúng: Sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, tính chất xã hội Việt Nam có sự chuyển biến từ xã hội phong kiến sang xã hội thuộc địa, nửa phong kiến:

+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu được du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với phương thức bóc lột phong kiến

+ Các giai cấp cũ: địa chủ phong kiến, nông dân bị phân hoá.

+ Xuất hiện các tầng lớp, giai cấp mới: công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị, tạo điều kiện cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.

Chọn: A

Bình luận (0)